Mô hình lý thuyết hướng nghiệp
Mô hình lý thuyết hướng nghiệp
Đến nay, trên thế giới có bốn nhóm mô hình lý thuyết hướng nghiệp chính:
- Nhóm 1: Lý thuyết hướng nghiệp dựa trên đặc tính cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp (Ví dụ: Mô hình Lý thuyết về Mẫu tâm lý học MBTI, Mô hình Lý thuyết Đa Trí thông minh MI, Mô hình Lý thuyết DISC).
- Nhóm 2: Lý thuyết hướng nghiệp dựa trên sự phát triển (Ví dụ: Mô hình Lý thuyết Phát triển nghề nghiệp theo giai đoạn).
- Nhóm 3: Lý thuyết học tập từ xã hội (Ví dụ: Mô hình Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch).
- Nhóm 4: Lý thuyết hậu hiện đại (Ví dụ: Mô hình Lý thuyết Hỗn loạn).
Trong đó, có một số Mô hình Lý thuyết hướng nghiệp khoa học, tiến bộ và khá phù hợp với đặc điểm con người, điều kiện đất nước và văn hóa Việt Nam như sau:
1. Mô hình Lý thuyết về Mẫu tâm lý học MBTI
Mô hình Lý thuyết về Mẫu tâm lý học MBTI khởi nguồn từ các lý thuyết phân loại trong cuốn Psychological Types của Carl Gustav Jung xuất bản năm 1921 và được phát triển bởi Katharine Cook Briggs cùng con gái của bà, Isabel Briggs Myers, từ khoảng Thế chiến thứ hai. Các câu hỏi tâm lý ban đầu đã phát triển thành Chỉ số phân loại Myers-Briggs và được công bố vào năm 1962.
Trắc nghiệm MBTI phân loại tính cách của mỗi người dựa theo 4 cặp đặc điểm đối lập sau:
Theo các cặp đặc điểm kể trên, mỗi chúng ta sẽ thuộc 1 trong 16 nhóm tính cách với các đặc điểm vừa có điểm chung lại vừa có những điểm vô cùng khác biệt. Một người có thể hướng nội - trực giác - cảm xúc - đánh giá (INFJ) hoặc hướng ngoại - trực giác - suy nghĩ - nhận thức (ENTP),...
Mô hình Lý thuyết về Mẫu tâm lý học MBTI
Điểm nổi bật của trắc nghiệm MBTI là nó đi vào phân tích chi tiết từng khía cạnh trong tính cách của bạn. Sau khi làm trắc nghiệm, bạn sẽ nhận được kết quả là mình thuộc nhóm tính cách nào, có bao nhiêu phần trăm dân số trên thế giới tương đồng với bạn, bạn có điểm mạnh và điểm yếu ra sao, cần làm gì để phát triển bản thân, thậm chí là trong các mối quan hệ bạn hợp hoặc không hợp với nhóm tính cách nào.
Tuy nhiên, điều tuyệt vời nhất khiến trắc nghiệm tính cách MBTI trở thành kim chỉ nam cho các bạn hiểu bản thân và tìm nghề nghiệp phù hợp là nó chỉ ra rằng, với đặc điểm như vậy, bạn sẽ phù hợp với nghề nghiệp nào và những công việc nào nên tránh.
2. Mô hình Lý thuyết Đa Trí thông minh MI
Lý thuyết Đa Trí thông minh MI là một lý thuyết về trí thông minh của con người được nhìn nhận bằng nhiều cách, mang tính đa dạng, được nghiên cứu và công bố bởi tiến sĩ Howard Gardner. Theo Gardner, trí thông minh được ông quan niệm như sau "là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa" và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ.
Trắc nghiệm đa trí thông minh MI là bài test trí thông minh toàn diện hơn IQ, vì nó không chỉ tập trung vào khả năng tư duy logic hay toán học như IQ mà chia trí thông minh của con người ra làm 9 kiểu (ban đầu là 7). Bạn có thể có trí thông minh logic - toán học, cũng có thể có trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh triết học, trí thông minh vận động - cơ thể, trí thông minh tương tác cá nhân,... Các kiểu trí thông minh này mọi người đều có nhưng kiểu của bạn sẽ là năng khiếu, tài năng nổi bật nhất.
Mô hình Lý thuyết Đa Trí thông minh MI
Dựa vào kết quả trắc nghiệm MI, bạn sẽ biết rằng mình có tiềm năng ở mảng nào. Chẳng hạn, bạn có trí thông minh ngôn ngữ phát triển, vậy thì các chuyên ngành ngoại ngữ, các nghề nghiệp viết lách, BTV, dịch thuật, truyền thông có thể sẽ phù hợp. Trong khi đó, với trí thông minh vận động - cơ thể, bạn có thể làm tốt những vai trò như VĐV thể thao, dancer, giáo viên thể dục,... Bằng cách làm trắc nghiệm đa trí thông minh MI, bạn cũng sẽ nhận ra rằng không ai là không thông minh, chỉ là tài năng của bạn ở mảng nào và bạn có phát huy tốt được hay không.
3. Mô hình Lý thuyết DISC
Lý thuyết DISC được nghiên cứu và xây dựng bởi nhà tâm lý học William Moulton Marston còn được gọi là Charles Moulton.
DISC đo lường 4 khía cạnh tính cách chính: D (thống trị, lãnh đạo), I (ảnh hưởng), S (kiên định) và C (tuân thủ, tận tâm). Từ 4 nhóm tính cách chính, người ta cũng có thể chia cụ thể hơn thành 12 nhóm như DC, DI, IS, SC,... với các đặc điểm đầy đủ, chính xác hơn.
Mô hình Lý thuyết DISC
Thực tế, không chỉ các cá nhân làm trắc nghiệm DISC mà những ai làm trong lĩnh vực nhân sự, tuyển dụng thường sử dụng trắc nghiệm DISC để hiểu về ứng viên, nhân viên và qua đó xác định mức độ phù hợp với công việc và môi trường làm việc. DISC có thể lý giải chính xác vì sao trong tình huống này, bạn lại phản ứng như thế; vì sao trong tình huống kia, cách thể hiện và tương tác của bạn với đồng nghiệp lại gay gắt hoặc ôn hòa,... Đồng thời, nó cũng cho phép bạn nhận thức được những vấn đề như bạn có phù hợp làm việc nhóm hay làm độc lập, cách đặt mục tiêu thích hợp,...
4. Mô hình Lý thuyết Phát triển nghề nghiệp theo giai đoạn
Mô hình Lý thuyết Phát triển nghề nghiệp theo giai đoạn còn được gọi là Mô hình cầu vồng cuộc sống được nghiên cứu và xây dựng bởi Donald E. Super.
Lý thuyết này nhìn hành trình nghề nghiệp song hành với hành trình sống của con người. Trong đó, ở mỗi giai đoạn chúng ta có một vai trò riêng, nhiệm vụ riêng trong nghề nghiệp và trong cuộc sống. Lý thuyết tổng kết 6 vai trò của con người trong cuộc sống và nghề nghiệp chỉ là một vai trò trong số đó. Ứng với mỗi vai trò, nghề nghiệp có chặng phát triển tương ứng.
Mô hình Lý thuyết Phát triển nghề nghiệp theo giai đoạn
Theo đó chúng ta có 6 vai trò trong cuộc sống (làm con, trở thành học sinh sinh viên, giải trí, vai trò công dân, người lao động và làm cha mẹ) cùng với 5 giai đoạn phát triển nghề nghiệp bao gồm:
Tác dụng của mô hình này giúp chúng ta hình dung tổng thể về cuộc đời và sự nghiệp, giúp chúng ta xác định được vai trò quan trọng nhất trong hiện tại là gì, biết cách lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để có cuộc sống chất lượng và sung túc. Mô hình này cũng trấn an ta khi ở vào khó khăn của từng giai đoạn.
5. Mô hình Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch
Mô hình Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch được nghiên cứu và xây dựng bởi John D. Krumboltz và Al S. Levin.
Lý thuyết này tập trung vào các khái niệm cốt lõi bao gồm:
Mô hình Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch
Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch định hướng chúng ta đặt mình vào vị trí điều khiển, làm chủ cuộc đời và chủ động trước các cơ hội. Khi đã vững chãi ở vai trò làm chủ cuộc đời, chúng ta sẽ đón nhận sự bất ngờ như một cơ hội hoặc như một thử thách cần vượt qua hơn là như một hố sâu hay như cơn bão.
6. Mô hình Lý thuyết Hỗn loạn
Lý thuyết hỗn loạn được xây dựng bởi Jim Bright và Robert Pryor.
Lý thuyết này xem những sự thay đổi trong cuộc sống và nghề nghiệp là sự tất yếu. Nghề nghiệp của mọi người sẽ phục thuộc vào nhiều yếu tất không đoán trước, có thể thay đổi liên tục và ngày càng phức tạp hơn. Vì vậy, mỗi người phải luôn tự làm mới chính mình và học cách gieo những hạt mầm cơ hội xuyên suốt hành trình hỗn loạn đó. Cụ thể, con người cần bồi dưỡng cho bản thân các phẩm chất và năng lực:
Mô hình Lý thuyết Hỗn loạn
Tóm lại: Lý thuyết hỗn loạn xem việc việc lựa chọn nghề nghiệp giống như đứng giữa một cơn bão mà con người không thể kiểm soát mọi tác động hay quỹ đạo của nó, vậy hãy trở thành tâm của cơn bão.
- Hướng nội (I) và Hướng ngoại (E).
- Cảm nhận (S) và Trực giác (N).
- Suy nghĩ (T) và Cảm xúc (F).
- Đánh giá (J) và Nhận thức (P).
- Phát triển: Từ nhỏ đến 14 tuổi, thấy được giới hạn của bản thân ở giai đoạn này và không ngừng học hỏi để hoàn thiện.
- Khám phá: Từ 14 đến 24 tuổi, xác định được việc phải làm, sứ mệnh cuộc đời của mình trong nghề nghiệp.
- Thiết lập: Từ 24 đến 44 tuổi, xây dựng kỹ năng mới, phát triển sự nghiệp.
- Duy trì và cạnh tranh: Từ 44 đến 64 tuổi, duy trì thành quả và cạnh tranh.
- Giảm sút: Sau 64 tuổi, tập trung vào những yếu tố cần thiết.
- Xây dựng cơ hội nghề nghiệp bất ngờ.
- Nhấn mạnh việc người lao động có thể lập kế hoạch, chuẩn bị và thậm chí kiến tạo các cơ hội nghề nghiệp trong đời họ.
- Muốn vậy, mỗi cá nhân cần bồi đắp các phẩm chất: tính tò mò, tính kiên trì, tính linh hoạt và sự lạc quan trong thời đại không ngừng biến đổi và đầy ắp sự bất ngờ.
- Tinh thần cầu thị.
- Phẩm chất kiên trì.
- Khả năng linh hoạt.
- Tính lạc quan.
- Khả năng phản hồi.